Lời nói đầu:
Tạm nghỉ ngơi sau những tin nóng sốt về công nghệ, mình quyết định chuyển sang dịch các bài viết chuyên sâu về kỹ thuật, hy vọng anh em ủng hộ. Có thấy sai sót xin góp ý. Bắt đầu bằng bài viết của John E. Johnson, Jr. @ hometheaterhifi
Giới thiệu:


Sợi cáp AV của Nordost giá $32825 trong khi...
# Một chiếc BMW M3 đời 2008 mới tinh tươm giá ~$30,000
# Phí để trả cho cả đống gái nhảy múa lửa lẫn múa lưỡi, hàng họ các thứ trong một party trung bình – $18,000
# Bức ảnh tự chụp của Lindsay Lohan giá $89
# Giá thuê căn nhà đầy đủ tiện nghi trong một năm tại Mỹ ~$24,000/năm
=> Vừa chùi đ*t bằng tờ $100 vừa nghe nhạc cũng thú vị gớm!

Mấy năm nay, tôi để ý thấy các công ty chuyên về cáp tín hiệu audio và video bắt đầu mở rộng sản phẩm của họ, bao gồm các loại dây tín hiệu giữa các loa, với giá lên tới hàng nghìn, không, là hàng chục nghìn, dô la Mỹ. Nếu có tiền, bạn thậm chí có thể mua được một cặp dây loa dài chừng 5 mét, với cái giá khủng khiếp $25000. Có chừng ấy tiền, tôi sẽ không ngần ngại gì mà không múc cho mình một đầu Blu-ray, dàn AVR dữ dằn, nguyên bộ loa 7.1, subwoofer thật hầm hố, máy chiếu fullHD 1080p, một màn chiếu 3D và … tất tần tật dây tín hiệu để nối cái đống hầm bà lằng đó lại. Nói cách khác, là cả một hệ thống rạp hát tại gia. Đối với cá nhân tôi, tôi thấy các công ty dây tín hiệu đúng là sỉ nhục người tiêu dùng khi tự cho tất cả khối lượng nghiên cứu + công nghê + giá trị sử dụng của cả hệ thống nói trên chỉ ngang ngửa với một cặp dây loa dài 5m của họ. Nhưng đừng kết luận vội, vì đây chỉ là thiển ý của cá nhân tôi. Chúng ta sẽ cùng tìm hiều về kỹ thuật và công nghệ đằng sau những sợi dây ngàn đô đó, xem sao.

Dây nhợ … loằng ngoằng…

Một trong những điều thú vị về dây cáp A/V là chúng có cực nhiều kích cỡ hoặc hình dáng, và đặc biệt là chất liệu. Có dây thì xoắn cặp, dây thì xoắn lò xo, dây dẹt, dây tròn, có khi các dây tín hiệu khác nhau về kích thước trên cùng một bó dây nữa,… Nói chung là bạn tưởng tượng được nó thế nào thì ngoài chợ có bán thế ấy. Ý tưởng chính ở đây là bạn phải làm sao không động chạm đến tín hiệu đi trong cáp, chỉ truyền nó đi, đừng động tới nó, đúng không? Tín hiệu phải nguyên vẹn, không thất thoát, cũng không bị “bẩn” đi, không bị lệch tần số, phải chưa? Vậy, tại sao lại có loại dây nguồn AC được quảng cáo là đặc biệt (và cũng cực đắt) rằng nó giúp tăng cường âm thanh? Cách duy nhất chúng có thể tăng chất lượng âm thanh là làm giảm nhiễu sóng điện từ và các loại nhiễu khác vào hệ thống từ các đường dây điện xoay chiều cách đó hàng cây số.

Chà, ngay từ đâu đã thấy mâu thuẫn rồi. Chúng ta muốn dây tín hiệu audio không động chạm đến âm thanh, nhưng cũng đồng thời muốn dây nguồn AC giúp tăng cường âm thanh bằng cách loại trừ các nhiễu trên đường dây (điện, không phải tín hiệu). Nói kiểu khác, ta muốn 2 loại tác dụng khác nhau trên 2 loại dây khác nhau. Uhm, bạn thích đốt tiền nấu cháo để có cảm giác ăn cháo ngon hơn thì cứ việc mua dây AC loại tốt đây nhé.

Trừ khi chúng tôi là những thằng cực ngốc học đòi làm công nghệ, hay đã bị si đa nhưng vẫn cố xông pha đi hiến máu, chúng tôi nhận thấy hoàn toàn không hề có sự khác biệt gì về mặt thưởng thức âm thanh khi dùng sợi dây nguồn AC xịn nói trên và một sợi dây cực bèo khác (chúng tôi dùng phương pháp test mù).

Cũng không phải là chưa có ai cảm nhận được sự khác nhau về chất lượng giữa các dây A/V này. Phần mình, tôi tin rằng dây cáp tốt có thể tạo ra khác biệt về chất âm, nhưng tôi lại không cho sự khác biệt này là quá ghê gớm như thế. Sự khác biệt chỉ là chút đỉnh, “phảng phất”, mỏng như mây khói. Mà khổ cái, vấn đề lại nằm hết ở đó.

Nhưng khi ai đó kỳ vọng chúng tôi sẽ đổi cả hệ thống home theater chỉ để lấy có 2 sợi cáp, tôi phải chính thức lên tiếng phản đối. Và mạn phép cho tôi dùng cách nói này: “có mà điên mới đi làm như thế” .

Có rất nhiều loại dây cáp tốt, và họ bán online như Emotiva, Better Cables. Blue Jeans Cable, River Cables, và nhiều nữa. Rõ ràng là sợi dây RCA mỏng manh đi kèm với đầu DVD không phù hợp cho bạn rồi (ở nghĩa “thưởng thức” âm thanh). Những sợi cáp đồng đầu mạ vàng vẫn quan trọng, và bạn chỉ phải bỏ ra chừng $50-$200/ cặp tùy theo cáp và chiều dài. Ngay cả việc thay sợi dây nguồn tốt cũng nên nghĩ đến vì đôi khi hàng theo box rất bèo. Nhưng bỏ ra $5000, $10000 hay $20000 cho chúng ư? Hãy cân nhắc kỹ, vì chúng chỉ là mấy sợi dây thôi mà, chứ có phải các board mạch tinh vi với điện trở, tụ điện, thiết bị chuyển tín hiệu điện sang quang ….

Thử nghiệm và nhận xét

Đối với vật dẫn điện, ta cần xét đến vài tính chất cơ bản. Trong đó quan trọng nhất là Trở kháng, Dung kháng và Cảm kháng. Trở kháng thường được nói tới là điện trở một chiều. Dung kháng và Cảm kháng là các tính chất động của vật dẫn, và chỉ tồn tại nếu đang bàn tới tín hiệu xoay chiều, như tín hiệu nhạc đang được truyền qua vật dẫn.

Tôi tò mò muốn biết dung kháng và cảm kháng sẽ thay đổi như thế nào khi ta thay đổi khoảng cách giữa hai vật dẫn (từ đây sẽ gọi là dây dẫn). Vì vậy tôi chọn 2 dây dẫn dài khoảng 15 feet rồi đo dung kháng và cảm kháng khi chúng nằm đè lên nhau hoặc cách nhau một vài feet trên thảm, xem có khác gì không. Kết quả là khi chúng nằm gần nhau, dung kháng (đơn vị là pF) cao hơn khá nhiều so với khi chúng cách nhau xa, 1355pF khi gần nhau và 7pF khi cách nhau xa. Tuy nhiên cảm kháng lại thấp hơn khi ở gần nhau, 0.002mH khi gần nhau và 0.012mH khi xa nhau. Đó là vì bản thân sợi dây có tự cảm khi tín hiệu xoay chiều đi qua nó, nhưng khi đầu âm và dương của dây dẫn gần nhau, từ trường ngược chiều trên hai dây sẽ bù trừ nhau. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là sự khác biệt lớn – vâng, rất LỚN – khi sắp xếp khoảng cách các dây.

Nói chung các tiếp điểm có dung kháng càng thấp càng tốt. Còn các dây loa có cảm kháng càng thấp càng tốt. Lý do là đoạn từ pre-amp tới ampli có trở kháng xoay chiều cao hơn đoạn từ ampli đến các loa, và dung kháng có ảnh hưởng mạnh hơn trên đoạn giữa pre-amp và ampli. Do vậy với các dây loa, việc này có vẻ đơn giản hơn chút, vì chúng được quấn hoặc tết lẫn vào nhau, dẫn đến dung kháng thấp. Còn đối với các điểm tiếp xúc thì lại khác. Nếu đặt đầu + và – xa nhau, có thể cuối cùng bạn phải nghe tiếng rè rè hơi bị rõ, bởi vì thông thường cực âm (-) được dùng để bọc giáp, có vai trò chống nhiễu. Để khắc phục, ta có thể dùng dây cân bằng XLR và đặt dây dẫn gần nhau khoảng 1 inch. Các tiếng rè ta nghe trên đường + và – được loại bỏ khi tín hiệu đến ampli vì 1 trong các chân sẽ được cực rồi cộng thêm vào chân kia. Phương pháp này gọi là phương pháp loại nhiễu common mode. Dây cáp Argento “Flow” XLR được thiết kế theo kiểu này, nhưng chúng tôi chưa có cơ hội thử nghiệm em nó.

Theo chúng tôi biết, nhiều dây A/V được thiết kế theo kiểu “Litz”. Chữ Litz được bắt nguồn từ tiếng Đức nghĩa là “dây đan”. Các dây dẫn trong cùng bó được cách điện lẫn nhau và chúng được sắp xếp theo kiểu xoắn lò xo hoặc đan chéo. Việc này giúp loại bớt tác dụng bề mặt khi tín hiệu tần số cao truyền theo bề mặt dây dẫn (đó là lý do các dây dẫn thường có đường kính nhỏ và cách ly lẫn nhau), đồng thời cũng giảm bớt tác dụng lân cận tồn tại khi giữa hai dây dẫn có dòng xoay chiều nằm gần nhau. Tác dụng này càng lớn khi tần số tín hiệu càng cao, và vì vậy, tạo ra mất mát tín hiệu (đáp ứng tần) ở các tần số cao đó. Bằng việc đan chéo các sợi dây dẫn, mỗi dây dẫn có cùng diện tích bề mặt ở mặt ngoài của bó cáp với diện tích ở trung tâm bó cáp, nơi mà tác dụng lân cận mạnh nhất. Ý tưởng là làm sao để các dây dẫn truyền tín hiệu theo cách như nhau trong cùng một bó cáp.

Dưới đây là các hình ảnh của các kiểu “Litz” khác nhau (các loại cáp mua từ công ty New England Wire với giá chừng $1500 cho một cuộn 250 feet). Rất nhiều dây audio có chung kết cấu thế này.



Bạn cũng có thể dễ dàng tự tạo dây loa theo kết cấu Litz này, với cảm kháng rất thấp, có hướng dẫn ở đây.

Dây cáp dẹt cũng có bán rất nhiều, với các dây dẫn được xếp cạnh nhau. Ví dụ, Cable Organizer cung cấp những dây cáp dẹt siêu mỏng này. Chúng được thiết kế để dán lên tường rồi sau đó bạn sơn phủ lên nó, và tôi đoán tác dụng bề mặt giữa các dây dẫn có lẽ rất thấp, mặc dù họ không thiết kế nó với mục đich đó. Giá chừng $2/foot.



Còn đây lại là một loại cáp dẹt khác có mặt từ lâu rồi. Sợi cáp trong hinh dưới là của Daburn Cables. Nó có 20 dây dẫn đều bằng đồng mạ bạc. Một số cáp SCSI được thiết kế tương tự. Dĩ nhiên bạn dùng nó làm dây loa vẫn tốt. Giá chừng $13/foot.



Nhưng điểm chính yêu ở đây là sự tăng giá chóng mặt của cáp A/V, khi chúng vẫn cơ bản chỉ là một bộ dây, thường chỉ khác nhau chút ít về kết cấu, và đặc biệt chi phí sản xuất cũng không hề cao. Máy quấn dây thiết kế riêng, máy ép vỏ thiết kế riêng thì đắt tiền, đồng ý. Nhưng máy CNC được thiết kế riêng để gia công chi tiết cho đầu DVD, ampli, board mạch và loa cũng đều đắt lòi ra. Vậy thì cớ sao chỉ một cặp dây lại có giá ngang ngửa với cả hệ thống home theater hoàn chỉnh được?

Khi chúng ta chi cả nghìn đô la cho loa và các thiết bị hi-fi khác đều có các biểu đồ chi tiết đăng bởi các tạp chí cho thấy khả năng của các thiết bị đó. Đó chính là điều bù đắp lại chi phí cao mà chúng ta phải bỏ ra. Vậy, nếu một nhà sản xuất cáp tín hiệu muốn rút bóp ta $5000 cho một cặp dây loa, ta có nên yêu cầu họ cho ta xem bảng thử nghiệm (số liệu định lượng chứ không định tính) để bù đắp cho $5000 đó không?

Theo Hometheaterhifi.com