My status

My backup memory

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Thuật ngữ tài chính, chứng khoán

Thuật ngữ: Beta (Hệ số Beta)

Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường

Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn ( CAPM).

Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và bạn có thể nghĩ về beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường. Một chứng khoán có beta bằng 1, muốn ám chỉ rằng giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường. Một chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường. Và ngược lại, beta lớn hơn 1 sẽ chúng ra biết giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường. Ví dụ, nếu beta của một chứng khoán là 1.2, điều đó có nghĩa là nó có biên độ dao động nhiều hơn thị trường 20%.

money.jpg Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.

Thuật ngữ: Chỉ số ROE

ROE (viết tắt của cụm từ return on equity), có nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROE được tính bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia cho tổng giá trị vốn chủ sở hữu dựa vào bảng cân đối tài sản cuối kỳ.

Khi công ty chỉ đạt tỷ lệ ROE tương đương với lãi vay ngân hàng thì ở mức độ đánh giá tương đối, nhà đầu tư hãy xem lại khả năng sinh lời của công ty, vì nếu công ty nào cũng chỉ sinh lời ở mức này thì sẽ không có công ty nào đi vay ngân hàng, bởi lợi nhuận từ vốn vay chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng. Tất nhiên, ở đây chỉ đặt trường hợp công ty chưa vay ngân hàng.

Khi công ty đạt tỷ lệ ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì nhà đầu tư nên tìm hiểu xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty có tiềm năng tăng tỷ lệ này hay không.
Nếu mở rộng được thị phần thì cần thêm vốn, vốn này có thể vay và công ty có khả năng thu được thêm lợi nhuận sau khi trả lãi vay. Tuy nhiên, khi vay vốn, ngoài việc trả lãi còn phải trả gốc, nên ảnh hưởng nhiều đến yếu tố thanh khoản của công ty. Vì vậy, cân đối vốn vay và vốn cổ đông cũng là bài toán quản lý của công ty.

Thuật ngữ: Thuật ngữ SPO

SPO (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Seasoned Public Offering) là thuật ngữ mô tả việc một doanh nghiệp đại chúng phát hành cổ phần rộng rãi cho công chúng sau khi đã tiến hành IPO (chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Initial Public Offering, có nghĩa là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu). Nói cách khác, nếu như IPO là thuật ngữ chỉ việc lần đầu tiên doanh nghiệp phát hành cổ phần mới và bán rộng rãi cho công chúng, thì SPO áp dụng cho tất cả các lần phát hành sau đó.

Việc tiến hành SPO thành công hay không phụ thuộc vào cơ chế đợt phát hành và cấu trúc sở hữu mong muốn sau mỗi lần SPO hoặc một loạt đợt SPO; các đợt SPO có tính liên tục không, có đạt mục tiêu huy động theo thời kỳ mong muốn không và có phù hợp với các chiến lược dự án của doanh nghiệp hay không.

Nói cách khác, việc biến công ty thành công ty đại chúng bắt đầu với IPO, còn việc công ty quản trị nguồn vốn tốt hay không thể hiện ở sự thành công của nhiều đợt SPO theo các kế hoạch chiến lược. Một doanh nghiệp IPO thành công nhưng nếu không có khả năng SPO hoặc không có chiến lược phát triển cần tới các đợt SPO tiếp theo thì cũng khó có thể coi là doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng.

Thuật ngữ: Chiết khấu thương phiếu (Commercial Paper Discounting)

Chiết khấu thương phiếu là một hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại, thực hiện bằng việc ngân hàng mua lại thương phiếu chưa đáo hạn của khách hàng. Đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng này là khoản lãi phải trả ngay khi nhận vốn. Do đó, khoản lợi tức này sẽ được khấu trừ ngay tại thời điểm chiết khấu.

* Ý nghĩa của Chiết khẩu thương phiếu

1/ Đối với người sở hữu thương phiếu:

Giúp cho họ có tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán, biến các thương phiếu chưa đến hạn thanh toán trở thành các phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán.

2/ Đối với ngân hàng:

Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng có đảm bảo mà tài sản đảm bảo là các tài sản có tính thanh khoản cao. Vì vậy, nghiệp vụ này vừa tạo ra tài sản sinh lời cho ngân hàng vừa tạo ra một lực lượng dự trữ để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán.

Thuật ngữ: Dự phòng nợ khó đòi (Charge-off)

Thuật ngữ chỉ chi phí trong bản thông báo thu nhập của một công ty. "Dự phòng nợ khó đòi" có 2 loại như sau:

   1. Một khoản nợ được xem là không thể thu về và do đó được xóa. Loại này được coi như "chi phí các khoản nợ xấu" trong báo cáo thu nhập, và loại khỏi bảng cân đối kế toán.
   2. Chi phí bất thường trước đây do một công ty phải gánh chịu có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và làm giảm giá trị sổ sách một số tài sản của công ty. Sụt giảm giá trị sổ sách tăng là do sự hư hại của tài sản.

Theo Investopedia:

   1. Các chi phí nợ xấu tăng khi một công ty không có khả năng thu hồi một số khoản phải thu của mình. Khi điều này xảy ra, công ty có rất ít lựa chọn: nó có thể bán khoản nợ xấu đó cho một cơ quan chuyên đòi nợ (thương vụ sẽ được ghi lại trong sổ sách của công ty, nhưng không phải như 1 chi phí), hay chỉ đơn giản xóa nợ và coi đó như một chi phí trong bản báo cáo thu nhập.
   2. Ta thường nghe các công ty tuyên bố rằng: "Chúng tôi sẽ lấy các khoản chi phí trước đây trừ vào thu nhập quý này". Điều đó có nghĩa là một sự kiện bất thường xảy ra và, mặt dù có ảnh hưởng đến thu nhập hiện tại, nó không có vẻ như sẽ xảy ra 1 lần nữa. Kết quả là, công ty sẽ cung cấp chỉ số E/S có tính đến và không tính đến chi phí này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét