My status

My backup memory

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Sự khác nhau giữa vốn điều lệ vs. vốn chủ sở hữu và rủi ro trong kinh doanh

Q: Ý nghĩa của vốn điều lệ trên giấy đăng ký kinh doanh.

Trường hợp VĐL > VCSH
Bạn thân mến, việc vốn điều lệ khác với vốn chủ sở hữu là bình thường, đó là vì lý do sau. Vốn điều lệ chỉ ghi con số có tính chất đăng ký. Trong khi đó, doanh nghiệp vận hành qua các năm, lãi-lỗ làm thay đổi phần lãi giữ lại, khiến cho vốn chủ sở hữu trên thực tế thay đổi. Đó là từ nguồn vận hành sản xuất-kinh doanh.
Hơn thế nữa, ngày nay với việc phát hành cổ phần mới, với mức thặng dư tạo thành vốn chủ sở hữu, và việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần, tức là biến tài sản nợ thành tài sản vốn, vốn chủ sở hữu tiếp tục còn tăng lên. 
Khi vốn chủ sở hữu lớn hơn nhiều vốn điều lệ thì có nghĩa là công ty đang làm ăn thực sự tốt không hay thể hiện sự kì vọng quá mức của các cổ đông vào lợi nhuận trong tương lai của công ty => áp lực lớn đối với hoạt động cũng như các quyết định của ban điều hành.
Vốn chủ sở hữu tăng là dấu hiệu việc KD đang tiến triển, tuy nhiên cần xem xét cơ cấu góp phần tăng vốn chủ sở hữu đến từ đâu (từ lợi nhuận giữ lại, phát hành CP tăng vốn,...). Ví dụ hãy xem hệ số ROE có liên quan đến VCSH. ROE = LSST/Tổng giá trị VCSH (tổng của tất cả tài khoản loại 4). Nếu VCSH tăng do lợi nhuận giữ lại -> hệ số ROE thường tăng -> hiệu quả sử dụng vốn tăng. Trong khi nếu VCSH tăng do phát hành CP -> ROE giảm -> hiệu quả sử dụng vốn giảm -> quyền lợi cổ đông giảm.
Trường hợp VĐL > VCSH
Ngược lại, lại có trường hợp vốn điều lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu, một trong những lý do là: (i) Chưa góp đủ vốn; (ii) Vốn chủ sở hữu teo đi do phần lỗ trong hoạt động kinh doanh.

Tuy vậy, vốn điều lệ vẫn có ý nghĩa quan trọng của nó:
  1. Trước tiên, căn cứ vào đó có thể biết được số cổ phần của công ty cổ phần đã phát hành, nếu bạn biết mệnh giá;
  2. Thứ hai, đó là căn cứ pháp lý trong trường hợp tranh chấp, giải thể, để biết được liệu một doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ đầu tiên và trên hết là đóng góp đủ vốn hay chưa;
  3. Thứ ba, qua vốn điều lệ và các phần cấu thành còn lại của vốn chủ sở hữu, bạn cũng có thể hình dung doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và đang chú trọng vào lĩnh vực nào.
(1) và (2) tương đối dễ hình dung. Tôi chỉ lấy ví dụ điểm thứ (3) để bạn thấy bức tranh. Giả sử, vốn điều lệ của bạn là 10 tỷ đồng, với mệnh giá 1 triệu đồng cổ phần, và như vậy, bạn có 10.000 cổ phần. Thế nhưng, cấu trúc vốn chủ sở hữu lại có phần thặng dư vốn do phát hành 1.000 cổ phần cho các cổ đông mới nào đó, với mức giá mua 10 triệu đồng/cổ phần, như vậy bạn có mức thặng dư vốn 9 tỷ, và chỉ riêng phần này thôi, cũng đã xấp xỉ vốn điều lệ.
Hơn thế nữa, nếu cty lại có mức lợi nhuận sau thuế giữ lại doanh nghiệp là 10 tỷ nữa, thì khi này bạn có một cấu trúc vốn chủ sở hữu là 29 tỷ, tạo ra từ vốn điều lệ 10 tỷ, thặng dư vốn 9 tỷ và 10 tỷ được tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính với thuế và cổ đông.

Q: Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp rủi ro gì trong hoạt động kinh doanh.
A: Các rủi ro
  • Đối với vận hành sản xuất-kinh doanh, doanh nghiệp có thể thiếu vốn, do vốn điều lệ ít nhiều phản ánh mong muốn của cổ đông kinh doanh ở quy mô "nào đó hợp lý". Thiếu vốn sẽ vất vả xoay sở.
  • Đối với pháp lý thì tiềm tàng nếu có tranh chấp, hay phải bồi thường, các cổ đông có nghĩa vụ góp đủ số đã đăng ký, đây là yêu cầu pháp luật để bảo đảm quyền lợi các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ của công ty.
  • Thứ ba, việc chưa góp đủ vốn hoặc lỗ làm giảm hiệu quả kinh doanh và giảm vốn chủ sở hữu nhìn chung đều có thể gây ra hạn chế trong trường hợp công ty muốn kêu gọi thêm vốn từ các cổ đông mới, hoặc từ đối tác vốn. Tôi nói "nhìn chung" bởi vì có những hoạt động kinh doanh và dù liên tục lỗ và giảm vốn cổ đông, nhưng vẫn tiếp tục thu hút được đầu tư mới, do tiềm năng tương lai trong xu hướng lạc quan của thị trường và ngành. Ở thế giới trường hợp của Amazon là một ví dụ. Ở Việt Nam thì rất nhiều công ty tài chính và cả bất động sản cũng như vậy trong quá khứ. Sự lạc quan của cổ đông mới là nguồn sinh lực ngay cả khi vốn chủ sở hữu suy giảm do tính chất "conservative" của nguyên lý hạch toán-kế toán.
  • Ngày nay còn việc liên doanh, liên kết và hợp vốn thành lập doanh nghiệp mới. Trong các trường hợp này, bên góp vốn đều được kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ đóng góp vốn trước tiên chính tại công ty mang vốn đi góp. Ngoài ra, việc góp đủ vốn điều lệ cũng là căn cứ quan trọng để các đối tác kinh doanh xem xét mức độ cam kết của chủ sở hữu công ty đối với các công việc kinh doanh. Một số tình huống đấu thầu dự án cũng phải trình bày năng lực tài chính, và hiển nhiên, việc đầu tiên là phải đủ vốn góp theo điều lệ, rồi mới nói tới các khía cạnh khác của năng lực tài chính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét