My status

My backup memory

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Tiền có thể mua được hạnh phúc?

Mặc dù người dân của một số nước hạnh phúc hơn người dân ở các nước khác, mọi người đều có một đặc điểm chung là cảm thấy thỏa mãn hơn khi họ giàu có hơn.

Được đặt theo tên của nhà kinh tế học Richard Easterlin, nghịch lý Easterlin cho rằng thu nhập cao hơn không nhất thiết khiến con người ta hạnh phúc. Kể từ khi Easterlin đưa ra kết luận này năm 1974, quan điểm của các nhà kinh tế học đã thay đổi: tiền bạc có vai trò quan trọng, tuy chỉ ở phạm vi hạn chế. 

Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi hai nhà kinh tế học đến từ Đại học Michigan là Betsey Stevenson và Justin Wolfers rút ra kết luận về câu chuyện được coi là cũ rích này. Họ sử dụng các dữ liệu được thu thập từ khảo sát World Poll của công ty khảo sát Gallup. Gallup đã hỏi nhiều người trên khắp thế giới liệu họ có thỏa mãn về mức độ thỏa mãn cuộc sống với thang điểm cao nhất biểu thị cuộc sống tốt nhất mà họ có thể đạt được. Người trả lời khảo sát cho biết họ đang ở mức nào (từ 0 đến 10) và họ kiếm được bao nhiêu tiền. 

Mặc dù người dân của một số nước hạnh phúc hơn người dân ở các nước khác, mọi người đều có một đặc điểm chung là cảm thấy thỏa mãn hơn khi họ giàu có hơn. Hơn nữa, mối quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc hầu như không thay đổi khi thu nhập tăng lên. Dường như mức tăng của hạnh phúc khi người ta trở nên giàu có hơn tương đương với khi họ bớt nghèo hơn. Và, không có ai cảm thấy mệt mỏi với việc kiếm được nhiều tiền hơn!
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét